Chào mừng đến với site của Bee! Chúc các bạn có những giây phút thực sự vui vẻ!!!

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Lập trình hướng đối tượng với mô hình 3 lớp (3 layers)

[Tiếp tục cái sự học...]
Lưu ý: Các bạn không nên nhầm lẫn khái niệm lớp(layer) trong phần này với khái niệm lớp(class) của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ trong một công ty bạn có từng phòng ban, mỗi phòng ban sẽ chịu trách nhiệm một công việc cụ thể nào đó, phòng này không được can thiệp vào công việc nội bộ của phòng kia như Phòng tài chính thì chỉ phát lương, còn chuyện lấy tiền đâu phát cho các anh phòng Marketing thì các anh không cần biết.
Trong phát triển phần mềm, người ta cũng áp dụng cách phân chia chức năng này. Bạn sẽ nghe nói đến thuật ngữ kiến trúc đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3 lớp là phổ biến nhất. 3 lớp này là gì? Là Presentation, Business Logic, và Data Access. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ(services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi.
1. Giới thiệu các thành phần của mô hình 3layer
Mô hình layer gồm có 3 layer:
  • Layer GUI (Graphics User Interface)
  • Layer Business Logic (Đây là layer để xử lý các dữ liệu, thông tin trước khi đưa lên giao diện hoặc đưa xuống dữ liệu.)
  • Layer Data Access – Layer này sẽ nói chuyện Data.


1.1. GUI Layer.
  • Đây là layer tạo lên giao diện cho người dùng, nó sẽ là nơi tiếp nhận và kết xuất ra kết quả của chương trình cho bạn.
  • Nó có nhiệm vụ xử lý, kiểm tra các dữ liệu nhập vào ( ví như ở TextBox này nó phải là số, số phải từ 1-9….).
  • Nó tiếp nhận các Event của người dùng, kiểm tra dữ liệu được nhập vào, gửi yêu cầu xử lý xuống tầng kế tiếp.
1.2. Business Logic Layer
  • Đây là layer xử lý chính các dữ liệu trước khi được đưa lên hiển thị trên màn hình hoặc xử lý các dữ liệu trước khi lưu dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu.
  • Đây là nơi đê kiểm tra các yêu cầu nghiệp vụ, tính toán các yêu cầu nghiệp vụ.
  • Tại đây các tính năng tính toán trong chương trình sẽ được thực thi. (Như tính lương theo một công thức.)
1.3. Data Access Layer
  • Layer này sẽ lo nhiệm vụ là đọc cơ sở dữ liệu lên, cập nhật cơ sở dữ liệu, update cơ sở dữ liệu.
  • Nói chung là nó làm nhiệm vụ là nói chuyện phải trái với database.
1.4. Cách các layer “nói chuyện” với nhau.
Vấn đề đặt ra ở đây là 3 layer này ‘Nói chuyện’ với nhau như thế nào
Nhìn vào sơ đồ ta cũng sẽ nhận được câu trả lời:
Quá trình hiển thị dữ liệu:
Data Access layer nói chuyện với Database và lấy dữ liệu lên theo một cách nào đó (có thể là bằng câu lệnh select hay thông qua proceduce) lúc này sau khi lấy được dữ liệu lên thì nó sẽ đẩy lên Business layer tại đây Business cần nhào bột, thêm mắm muối rồi đẩy nó lên trên GUI và tại GUI nó sẽ hiển thị lên cho người dùng
Quá trình đưa dữ liệu xuống.
Người dùng thao tác với GUI layer sau đó ra lệnh thực hiện (ví như Insert) sau đó hệ thống sẽ kiểm tra các thông tin người dùng nhập vào nếu thỏa đi xuống tiếp layer Business để tiếp tục được nhào nặn, tính toán và kiểm tra sau khi xong thì dữ liệu được đẩy xuống thông tin phía dưới Data Access Layer sau đó tại DataAccess Layer sẽ thực thi nó xuống database.
1.5. Cách xử lý “lỗi” trong mô hình 3 layer.
Một khi gặp lỗi (các trường hợp không đúng dữ liệu) thì đang ở layer nào thì quăng lên trên layer cao hơn nó 1 bậc cho tới GUI thì sẽ quăng ra cho người dùng biết.
1.6. Demo mô hình 3 layer trong chương trình quản lý


DOWNLOAD DEMO

Nguồn: vi-infotech.com

Không có nhận xét nào: