Chào mừng đến với site của Bee! Chúc các bạn có những giây phút thực sự vui vẻ!!!

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tùy biến giao diện cho Ubuntu



Linux bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Các thần dân Linux ngày nay không còn phải tự an ủi nhau như kiểu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” khi bị đem giao diện Linux ra so sánh với Windows. Có thể nói, hiện tại giao diện của các distro Linux đã bỏ xa Windows, thậm chí Windows Vista cũng không xứng đáng là đối thủ. Tôi mất khoảng 10 phút và chỉ cần 1GB RAM để làm như thế này. Bạn phải mất bao lâu, cài bao nhiêu phần mềm và cần bao nhiêu RAM để làm như thế trên Windows?
Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn đơn giản mà tôi đã làm trên máy của mình, do đó nó không phải là một hướng dẫn đầy đủ. Tuy nhiên, nhiêu đó có lẽ cũng đủ làm anh em xài Windows mở rộng tầm mắt rồi :P
Appearances
Đây là chương trình hiệu chỉnh giao diện mặc định của Ubuntu. Bạn vào System -> Preferences -> Appreances. Có các mục như sau:
  1. Theme: có sẵn một số theme cài sẵn. Mặc định là Human, nhưng bạn có thể chọn 1 cái khác. Sau đó, bạn có thể click vào Customize… để chỉnh sửa theme theo ý thích (ví dụ như “trộn” nhiều theme với nhau cho nó độc :D ). Để download theme, xem các trang web bên dưới.
  2. Background: đổi hình nền Desktop. Bạn nhấn vào nút Add… để thêm 1 theme mới vào. Chú ý chọn Style cho phù hợp.
  3. Fonts: chỉnh sửa font hệ thống. Máy mình sau khi cài Ubuntu font chữ hơi khó nhìn nên mình vào đây để chỉnh lại. Các bạn cứ thử rồi chọn cho phù hợp với mình.
  4. Interface: chỉnh sửa các icon của cửa sổ. Nên để mặc định
  5. Visual Effect: một số hiệu ứng. Tùy vào cấu hình máy mạnh hay yếu mà bạn chọn cho phù hợp. Nếu RAM cỡ 1GB trở lên bạn có thể cài thêm Compiz Fusion cho nó hoành tráng.
Compiz Fusion
Đây là chương trình tăng tính quyến rũ của Ubuntu bằng rất nhiều hiệu ứng đẹp mắt (và cả tiện dụng). Chỉ dành cho máy có cấu hình khá.
Để cài đặt, bạn vào Applications -> Add/Remove…, search với từ khóa Compiz và cài Advanced Desktop Effects Settings (ccsm). Sau khi cài, bạn mở chương trình từ System -> Preferences ->CompizConfig Settings Manager.
Một số hiệu ứng nổi bật:
  • 3D Desktop: Desktop Cube + Rotate Cube + 3D Windows + Cube Reflection and Deformation.
  • Wobbly Windows: làm cửa sổ như một miếng cao su dẻo
  • Animations: một số hiệu ứng chuyển động
  • Paint fire on the screen: hiệu ứng vẽ lửa
  • Water Effect: hiệu ứng mặt nước
  • Show Mouse: trang trí cho chuột
  • Anotate: vẽ trực tiếp lên màn hình (tiện cho việc ghi chú :D )
  • Windows Previews
  • Enhanced Zoom Desktop: Zoom Desktop, rất tiện khi cần xem lớn 1 phần Desktop, như lúc trình chiếu.
  • Ring Switcher hoặc Shift Switcher: hiệu ứng chuyển cửa sổ
Còn rất rất nhiều hiệu ứng hấp dẫn khác như Group and Tab Windows, Blur Windows… Bạn cứ enable nó lên, click vào để hiệu chỉnh và khám phá từng hiệu ứng (đặc biệt là các phím sử dụng).
Emerald
Đây là 1 chương trình biến đổi giao diện khác. Để cài đặt bạn gõ trong Terminal
sudo apt-get install emerald
Chạy chương trình, bạn gõ
emerald –replace
Khi đó, emerald sẽ hoạt động thay thế cho GTK mặc định. Muốn đổi ngược lại, bạn gõ
gtk-window-decorator –replace
Muốn hiệu chỉnh theme, bạn vào System -> Preferences -> Emerald Theme Manager và Import các Theme vào (để download các theme, xem các trang web bên dưới). Chương trình còn cho phép chỉnh sửa theme theo ý thích của mình.
Để chương trình chạy ngay từ lúc khởi động, bạn vào System -> Preferences -> Sessions, nhấn nút Add
  • Name: Emerald theme
  • Command: emerald –replace
OK và thoát khỏi Sessions.
Tiện ích cửa sổ
Bạn vào System -> Preferences -> Window. Trong TitleBar Action bạn chọn Roll up. Hãy click đôi lên thanh tiêu đề và xem chuyện gì xảy ra! (Sẽ đẹp mắt hơn khi hiệu ứng Animations trong Compiz được chọn).
Avant Window Nagivator
xem tại đây
Screenlets
xem tại đây
Google Gadgets
http://desktop.google.com/linux/
Thằng này cũng tương tự như Screenlets, nhưng là sản phẩm của Google, có vẻ đẹp hơn và nhiều đồ chơi hơn. :D
Wallpapaer Tray (bị lỗi khi chạy trên Jaunty 9.04)

Các bạn có thấy những chiếc máy chạy MacOS sau 1 khoảng thời gian sẽ đổi hình nền không? Nếu bạn muốn chiếc máy chạy Ubuntu của bạn cũng làm được như thế thì hãy mở Terminal lên, gõ vào.
$ sudo apt-get install wallpaper-tray
Khi chương trình chạy sẽ xuất hiện biểu tượng ở Notificaton Area (trên thanh top panel). Chuột phải, Configuration và vọc. :-P
Muốn wallpaper-tray tự chạy mỗi khi khởi động, bạn vào System -> Preferences -> Sessions, nhấn nút Add rồi thêm vào
Name: Random Wallpaper
Command: wallpaper-tray
Một số trang web
Đây là 2 trang web rất được ưa chuộng cho việc hiệu chỉnh giao diện GNOME. Các bạn tha hồ khám phá và chọn cho mình một bộ cánh yêu thích.
http://gnome-look.org/
http://art.gnome.org/

Chúc thành công và vui vẻ! 
                                                                                                  Nguồn: Moriator

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Fedora 15 (Lovelock) - một bản phân phối Linux rất đáng để thử





Windows OS hay Mac OS là 2 hệ điều hành đang được rất nhiều người trong chúng ta sử dụng nhưng ngược lại, khá ít người dùng chọn Linux cho chiếc máy tính của mình. Trong đa số các bản phân phối Linux thì Ubuntu vẫn phổ biến nhất bởi tính đơn giản và dễ dùng nếu bạn là "lính mới". Tuy nhiên, một khi bạn đã sử dụng thành thạo Linux và muốn khám phá những giới hạn bên ngoài Linux thì Fedora là một bản phân phối rất đáng để quan tâm. Song song với việc Canonical phát hành Ubuntu 11.04 (Natty Narwhal) thì mới đây, Red Hat cũng đã cho ra mắt phiên bản Fedora 15 (Lovelock) với một vẻ ngoài hoàn toàn khác.
[IMG]


Vậy, có gì hay trên Fedora 15?

1. Môi trường desktop GNOME 3:

Với Fedora 13 (Goddard) hay 14 (Laughlin), giao diện của 2 phiên bản này vẫn là GNOME 2 đơn điệu và không khác nhiều với Ubuntu 9.10 (Karmic Koala) hay 10.10 (Maverick Meerkat). Tuy nhiên, Fedora 15 lại được trang bị GNOME 3 - được cho là "thế hệ mới của GNOME với một giao diện hoàn toàn khác. GNOME 3 thực sự khác biệt, hiện đại và được thiết kế dành cho cả người dùng bình thường lẫn cao cấp."

Công nhận là giao diện của Fedora 15 rất đẹp, rất lạ mắt và độc đáo. Nó khiến mình nghĩ đến giao diện của máy tính bảng nhiều hơn là PC. Các biểu tượng được phóng lớn, nút Application thường thấy đã được thay bằng nút Activities nằm gọn gàng trên góc trái và bạn cũng có thể mở Menu ứng dụng chỉ với việc kéo con trỏ chuột lên góc trái màn hình. Bên cạnh đó, nhóm các thông báo và biểu tượng ứng dụng quen thuộc như Pidgin (chương trình chat đa giao tiếp), Stardict (từ điển đa ngôn ngữ) lại nằm trên một thanh ẩn và để mở thanh này bạn phải kéo chuột về góc phải dưới cùng màn hình.

Giao diện như vậy khiến bạn phải sử dụng phím nóng nhiều hơn. Do đó, sau khi cài đặt Fedora 15 thì bạn cần thời gian để làm quen. Nếu máy tính của bạn có hỗ trợ màn hình cảm ứng thì giao diện GNOME 3 sẽ phát huy tối đa hiệu quả của nó.

2. Cơ chế quản lý năng lượng tốt hơn:

Nếu sử dụng Ubuntu hay các bản phân phối Linux phổ biến khác thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng thời lượng pin của máy không được lâu như dùng Windows. Đây là một "bệnh" chung của Linux. Tuy nhiên, Fedora 15 đã được thiết kế lại cơ chế quản lý năng lượng và thời lượng pin đã được cải thiện đáng kể.

Với một chiếc laptop với cấu hình bình thường: CPU Core 2 Duo tốc độ 2.2GHz và 2GB RAM thì pin 6 cell chỉ cầm cự được 1 tiếng 57 phút với Linux Mint 11 (Katya) nhưng với Fedora 15, thời lượng pin lên đến 2 giờ 10 phút.
[IMG]

3. Ứng dụng cho người dùng cuối tốt hơn:

Trước tiên phải kể đến bộ ứng dụng văn phòng LibreOffice. Trong khi hầu hết các bản phân phối Linux đều sử dụng OpenOffice thì Fedora lại dùng LibreOffice và đây được xem là một phiên bản cải tiếng của OpenOffice. Giao diện và cách sử dụng LibreOffice không khác OpenOffice nhưng nhanh hơn, khắc phục hầu hết các lỗi thường gặp và đặc biệt tương thích với các định dạng văn bản của Microsoft Office tốt hơn. Một điều quan trọng là Oracle đã không còn hỗ trợ OpenOffice trong khi LibreOffice vần là gói công cụ văn phòng nguồn mở đang được đầu tư phát triển.

Tiếp theo, Fedora 15 đã được cài đặt sẵn trình duyệt Firefox 4 hiển nhiên là tốt hơn phiên bản cũ Firefox 3.x trên Fedora 14 vốn hay treo khi duyệt những trang có quá nhiều yếu tố hoạt hoá (Flash). Ngoài Firefox 4 thì bạn vẫn có thể cài thêm các trình duyệt nổi tiếng khác như Opera 11 hay Google Chrome.

4. Hỗ trợ môi trường ảo:

Giao thức đơn giản dành cho các môi trường máy tính độc lập (Simple Protocol for Independent Computing Environments - SPICE) đang dần hỗ trợ cho Red Hat. Trên Fedora 15, SPICE đã được tích hợp trực tiếp vào trình quản lý ảo hóa.
[IMG]

5. Bộ quản lý gói RPM 4.9.0:

RPM 4.9.0 - bộ quản lý gói phần mềm của Fedora 15 và Red Hat Enterprise Linux đã được cải tiến thật sự. Thay vì chậm chạp trong quy trình tìm kiếm và cài đặt như trước đây, RPM 4.9.0 cho phép bạn cài đặt nhanh chóng và dễ dàng những phần mềm ưa thích trên Fedora. Ngoài ra, RPM 4.9.0 còn bổ sung một số tính năng hữu ích khác như tăng cường khả năng bảo mật trong quy trình xử lý các lỗi SELinux với giao diện GUI dễ dùng và hỗ trợ mã hóa đường dẫn gốc tốt hơn.

Còn rất nhiều tính năng mới chưa khám phá hết trên Fedora 15 tên mã Lovelock. Nếu là một tín đồ của Linux hay đơn giản chỉ muốn "đổi gió" thì Fedora 15 thực sự là một bản phân phối rất đáng để chúng ta dùng thử. Chi tiết và cài đặt tham khảo thêm tại FedoraProject.org.

Theo: ZDNet

[Thủ thuật] Bật/ tắt Registry Editor trong Windows XP

 - Như bạn đã biết Registry là một cơ sở dữ liệu phức tạp, nó chứa các thông tin về cấu hình hệ thống và thông tin về các chương trình. Để tránh tình trạng người là sử dụng máy tính của mình để chỉnh sửa Registry, bạn có thể dùng đoạn mã sau để khóa/ mở Registry Editor (trình biên tập Registry).
Option Explicit
Dim WSHShell, n, MyBox, p, t, mustboot, errnum, vers
Dim enab, disab, jobfunc, itemtype
Set WSHShell=WScript.CreateObject("WScript.Shell")
p="HKCU\Software=\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\System\"
p=p&"DisableRegistryTools"
itemtype="REG_DWORD"
mustboot="Log off and back on, or restart your pc to"&vbCR&"effect the chages"
enab="ENABLED"
disab="DISABLED"
jobfunc="Registry Editing Tools are now"
t="Confirmation"
Err.Clear
On Error Resume Next
n=WSHShell.RegRead(p)
On Error Goto 0
errnum=Err.Number
If errnum0 Then
WSHShell.RegWrite p, 0, itemtype
End If
If n=0 Then
n=1
WSHShell.RegWrite p, 0, itemtype
Mybox=MsgBox(jobfunc&disab&vbCR&mustboot, 4096, t)
ElseIf n=1 Then
n=0
WSHShell.RegWrite p, 0, itemtype
Mybox=MsgBox(jobfunc&enab&vbCR&mustboot, 4096, t)
End If
 - Lưu tập tin này lại với tên DisEnableReg.vbs và chạy tập tin này. Nếu Registry đang mở thì chương trình sẽ khóa Registry lại và ngược lại.

                                                                                                                                           Nguồn: Echip

[Thủ thuật] Thiết lập lại mất khẩu windows 7 bằng Command Prompt


Có lúc bạn bất cẩn quên đi mật khẩu không thể nào vào được windows 7. Có một cách rất dễ dàng để thiết lập lại mật khẩu chỉ cần với một bản sao của đĩa cài đặt Windows và một dòng lệnh đơn giản.


1. Lập lại mật khẩu Windows của bạn khi quên mật khẩu:
- Đầu tiên khởi động từ đĩa Windows và chọn tùy chọn "Repair your computer" (Sửa chữa máy tính của bạn) từ góc trái dưới.
- Bạn sẽ đợi để các tùy chọn xuất hiện và chọn tùy chọn Command Prompt.
- Tiếp theo bạn gõ vào lệnh sau đây để sao lưu các tập tin ban đầu dính phím: copy c: \ windows \ system32 \ sethc.exe c: \
- Sau đó, bạn sẽ sao chép các thực thi lệnh prompt (cmd.exe) trên đầu trang của file thực thi các phím dính: copy c: \ windows \ system32 \ cmd.exe c: \ windows \ system32 \ sethc.exe
- Bây giờ bạn có thể khởi động lại máy tính.

2. Lập lại mật khẩu:
- Một khi bạn nhận được màn hình đăng nhập, nhấn phím Shift 5 lần, và bạn sẽ thấy dấu nhắc lệnh chế độ quản trị.
- Bây giờ để thiết lập lại mật khẩu chỉ cần gõ lệnh sau, thay thế các tên người dùng và mật khẩu với sự kết hợp mà bạn muốn: net user geek MyNewPassword
- Bây giờ bạn có thể đăng nhập, bạn có thể đặt lại sethc.exe tập tin ban đầu bằng cách khởi động lại đĩa CD cài đặt, mở command prompt và sao chép c: \ sethc.exe tập tin c: \ windows \ system32 \ sethc.exe.

                                                                                                                           DThuyen - XHTT