Chào mừng đến với site của Bee! Chúc các bạn có những giây phút thực sự vui vẻ!!!

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Save password của trình duyệt


Có nhiều cách để bạn xem những kí tự ẩn trong khung Password, nhưng đây là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được.
Nhờ tính năng Save Password của  các trình duyệt ngày nay quá tiện dụng nên với một số trang ít ghé thăm,  các bạn thường lưu lại mật khẩu và chỉ cần bấm login mỗi lần đăng nhập.  Cũng vì lẽ đó nhiều người đã chẳng thể nhớ nổi những mật khẩu rườm rà  của họ. Một lúc nào đó, do điều kiện bắt buộc bạn cần phải tìm lại mật  khẩu đó nhưng web chỉ hiển thị password dưới dạng các kí tự ẩn thường có  dạng hình (*).
 
 
Để xem lại những mật khẩu đã lưu  trên Firefox có lẽ quá đơn giản do Firefox tích hợp sẵn chức năng cho  phép xem password đã lưu. Bằng cách vào Tools > Options… chọn đến thẻ  Security và bấm vào nút Saved Passwords ở khung Passwords.
 
 
Bấm Show Passwords để xem mật khẩu.
 
 
Tuy nhiên nếu các bạn sử dụng một  trình duyệt khác như Internet Explorer, Opera, Safari, hay Google  Chrome thì các bạn cần đến một biện pháp khác đơn giản hơn nhưng hiệu  quả hơn nhiều.
 
Đầu tiên bạn mở hộp thoại login của một diễn đàn nào đó có chứa khung password với các kí tự **** đã được lưu từ trước.
 
 
 
Sau đó copy đoạn mã sau vào thanh địa chỉ của trình duyệt bấm phím Enter.
 
javascript:(function(){var  s,F,j,f,i; s = ""; F = document.forms; for(j=0; j<F.length; ++j) { f  = F[j]; for (i=0; i<f.length; ++i) { if (f[i].type.toLowerCase() ==  "password") s += f[i].value ; } } if (s) alert("Passwords in forms on  this page:" + s); else alert("There are no passwords in forms on this  page.");})();
 
Dán vào trình duyệt IE hoặc các trình duyệt khác.
 
Passwords của bạn sẽ được thể hiện bằng cửa sổ sau:
 
  

Mở sẵn nhiều thư mục quen thuộc khi bật máy tính


Giả sử mỗi khi mở máy tính lên, thói quen của bạn là mở Firefox để truy cập web và Microsoft Word để soạn văn bản, đồng thời cho phát một bản nhạc ưa thích và mở thư mục chứa các tập tin cần thiết cho công việc. Nếu ngày nào cũng lặp lại các thao tác mở từng thư mục và ứng dụng như thế thì rất mất thời gian.


Windows 7 App Launcher sẽ giúp bạn thực hiện những thao tác quen thuộc như trên chỉ mới cái nhấp chuột. Bạn chỉ việc khai báo các ứng dụng và tập tin, thư mục thường dùng, chương trình sẽ tự động thực thi toàn bộ các ứng dụng đó mỗi khi bạn cần. Ngoài ra, bạn có thể tạo nhiều nhóm ứng dụng tùy theo nhu cầu, ví dụ nhóm ứng dụng giải trí gồm phần mềm phát nhạc và thư mục chứa nhạc, nhóm phần mềm văn phòng gồm các phần mềm hay thư mục phục vụ cho công việc. Khi muốn thực thi các phần mềm thuộc nhóm nào, bạn chỉ việc chọn nhóm đó trên giao diện Windows 7 App Launcher.
Đầu tiên, bạn chọn thẻ New Profile… để tạo một nhóm ứng dụng mới (hay còn gọi là profile). Bạn đặt tên profile vào ôChoose Profile Name rồi nhấn Create Profile.
Sau đó, bạn nhấn Browse tại khung Add an application để chọn đến tập tin thực thi của các ứng dụng thường dùng, hay một thư mục bất kỳ. Chọn xong, bạn nhấn Include để đưa nó vào danh sách bên phải. Trường Specify your hot key cho phép bạn thiết lập phím tắt để thực thi profile này. Nếu tạo ra nhiều profile khác nhau, bạn nên chọn một hình ảnh tượng trưng cho mỗi profile để dễ nhận biết hơn. Bạn chọn ảnh cho profile bằng cách nhấp chuột vào ảnh mẫu tại trường Associate a profile picture và chọn lại ảnh mới. Xong, bạn nhấn Save/Update để lưu lại profile.
Khi cần tạo profile mới, bạn lại chọn thẻ New Profile… và thực hiện các thao tác như trên. Thực hiện xong các bước tạo profile, bạn thu nhỏ giao diện Windows 7 App Launcher xuống taskbar. Khi cần thực thi profile nào, bạn chỉ việc sử dụng phím tắt đã thiết lập cho mỗi profile. Nếu không muốn dùng phím tắt, bạn rê chuột vào biểu tượng Windows 7 App Launcher dưới taskbar, nhấn hai biểu tượng hình mũi tên trái, phải để lựa chọn profile. Khi chọn đúng profile cần dùng, bạn nhấn biểu tượng mũi tên lên để thực thi profile. Các ứng dụng và thư mục chứa trong profile sẽ được mở lên để bạn sử dụng.
Windows 7 App Launcher có hỗ trợ JumpList trên Windows 7 nên khi nhấp chuột phải vào biểu tượng Windows 7 App Launcher, bạn có thể thực thi một ứng dụng bất kỳ thuộc một profile nào đó. Để sử dụng JumpList, trước tiên bạn cần ghim biểu tượng Windows 7 App Launcher thường trực dưới taskbar, bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng này, chọn Pin this program to taskbar.
Mỗi lần muốn thực thi một ứng dụng thuộc profile đã tạo, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Windows 7 App Launcher, chọn Switch to <tên profile>, và nhấp vào tên ứng dụng cần thực thi.
Để chương trình luôn khởi động cùng Windows, bạn chọn thẻ Welcome trên giao diện chương trình, rồi đánh dấu vào ôRun at startup.
Bạn tải miễn phí Windows 7 App Launcher dành cho hệ điều hành Windows 7 tại đây.
Nguồn: GenK

Tích hợp Norton Ghost vào đĩa Hiren's Boot 13.x



Tích hợp Norton Ghost vào đĩa Hiren’s Boot 13.x
Thứ năm, 26/05/2011, 17:35 GMT+7


Có thể nói rằng đĩa CD cứu hộ Hiren’s Boot là một công cụ đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi nó liên tục được tác giả cập nhật thêm các phần mềm cũng như các tính năng mới.


Tuy nhiên, gần đây nhiều người dùng Hiren’s Boot đã không khỏi bất ngờ khi phiên bản Hiren’s Boot 13 đã loại bỏ một số phần mềm do vấn đề bản quyền, trong đó có phần mềm sao lưu và phục hồi dữ liệu nổi tiếng Norton Ghost 11. Đây quả là một thiếu sót rất lớn với những “vọc sĩ” máy tính vốn thường xuyên sử dụng phần mềm này.


Tuy nhiên, dường như tác giả của Hiren’s Boot cũng đã cố tình “chừa đường” cho người dùng bằng cách bổ sung thêm tiện ích HBCDCustomizer kèm theo tập tin ISO chứa nội dung của bộ đĩa. Bạn có thể sử dụng chính tiện ích này để bổ sung các phần mềm còn thiếu sót trong bộ đĩa Hiren’s Boot 13, ví dụ như đưa Norton Ghost từ các phiên bản cũ vào Hiren’s Boot 13 chẳng hạn. Cách thực hiện như sau :
-       Đầu tiên, bạn cần tải về tập tin iso chứa bộ đĩa Hiren’s Boot 13.2 từ địa chỉhttp://www.hirensbootcd.org/download. Đây là phiên bản mới nhất tại thời điểm viết bài này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có tập tin iso của một phiên bản Hiren’s Boot cũ hơn (chẳng hạn như phiên bản 12.x) để có được các tập tin .uha tương ứng với các ứng dụng đã bị loại bỏ. Trong bài này, bạn chỉ cần bổ sung Norton Ghost, do đó, bạn có thể tải về các tập tin mà người viết đã trích xuất sẵn từ địa chỉ http://www.mediafire.com/?1xyoabibupmbesc
-     Sau khi tải về, bạn tiến hành giải nén tập tin HirenBoot_Custom.rar, bạn sẽ thấy tập tin HBCDCustomizer.exe, đây chính là tập tin thực thi của tiện ích HBCDCustomizer, tiện ích này sẽ cho phép bạn dễ dàng trích xuất hay gộp nội dung của đĩa Hiren’s Boot thành một tập tin iso.
-   Tiếp theo, bạn sẽ trích xuất toàn bộ nội dung của tập tin iso của bộ Hiren’s Boot 13.x bằng cách khởi động tiện ích HBCDCustomizer, từ giao diện chính của chương trình, bạn đánh dấu chọn vào ô iso sau đó nhấn nút Browse trong mục Source rồi chọn tập tin iso chứa nội dung bộ đĩa Hiren’s Boot 13.x cần trích xuất. Trong mục Target folder on the hard drive, bạn hãy chọn nơi lưu trữ nội dung của tập tin iso sắp trích xuất. Trong mục Default Keyboard (Optional) bạn nên chọn United States (Default). Sau cùng, nhấn nút Extract ISO để xác nhận.


-          Sau khi trích xuất thành công, bạn nhấn OK từ một cửa sổ hiện ra để xác nhận.


-          Lúc này, HBCDCustomizer sẽ tự động mở một cửa sổ chứa toàn bộ nội dung của tập tin iso mà bạn vừa trích xuất. Từ cửa sổ này, bạn có thể copy các tập tin .uha của Norton Ghost vào thư mục HBCD và các tập tin .bat vào thư mục WinTools và tập tin Ghost32.uha vào thư mục WinTools>Files (nếu bạn muốn sử dụng Norton Ghost 32 trong môi trường Windows XP mini). Tương tự, bạn có thể bổ sung thêm các ứng dụng khác mà bạn yêu thích.


-          Sau khi đã chép xong Norton Ghost vào đúng các vị trí, bạn quay lại giao diện của HBCDCustomizer sau đó nhấn nút Make ISO để tiến hành tạo ra một tập tin iso chứa bộ đĩa Hiren’s Boot 13.x đã được bổ sung Norton Ghost. Sau khi quá trình tạo tập tin iso kết thúc, bạn nhấn OK từ một thông báo hiện ra để xác nhận.


-          Vậy là xong, bạn sẽ thu được một tập tin có tên là MyHBCD.iso năm cùng với thư mục chứa nội dung của Hiren’s Boot 13.x mà bạn đã trích xuất. Công việc còn lại của bạn là ghi tập tin này thành một chiếc đĩa CD/DVD để sử dụng.

-          Lưu ý, trong quá trình khởi động Hiren’s Boot 13.x từ đĩa CD/DVD. Bạn sẽ thấy thêm một tùy chọn có tên là Custom Menu… (Use HBCDCustomizer to add your files), đây là tùy chọn chứa danh sách các ứng dụng mà bạn đã bổ sung bằng tiện ích HBCDCustomizer, khi chọn tùy chọn này, bạn sẽ thấy ngay tên của Norton Ghost xuất hiện trong danh sách.






Nguồn tin: XHTT

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Thủ thuật giấu dữ liệu vào trong tập tin ảnh


Thủ thuật giấu dữ liệu vào trong tập tin ảnh

Bài viết sau đây là một gợi ý nho nhỏ giúp bạn “giấu mặt” các tập tin mà bạn không muốn cho bất kể ai biết. Vài thao tác này sẽ giúp bạn lừa được những kẻ chuyên đi săn lùng bí mật của người khác.
Thủ thuật này giúp bạn tay không đánh lừa được người khác một cách dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn cho mình những dạng tập tin như ảnh, phim... dùng để “bao che” cho dữ liệu của mình.
Với sơ đồ mô hình này bạn sẽ dễ hiểu hơn:


Chẳng hạn như tôi có hai tập tin trên, secret.rar và rose.jpg ở trên ổ C:. Để ẩn tập tin secret.rar bí mật này bạn phải trộn nó vào tập tin hình ảnh rose.jpg.
Các bước làm như sau:
1. Bạn mở của sổ dòng lệnh (nhấn Start > Run... > cmd sau đó nhấn OK)



2. Tiếp theo đánh cd (chuyển đến nơi chứa hai tập tin này)


3. Bạn đánh toàn bộ dòng lệnh theo kiểu sau:
copy /b rose.jpg + secret.rar secret_rose.jpg

4. Nhấn Enter, lập tức sẽ tạo ra một tập tin tên secret_rose.jpg. 

Khi một ai đó mở tập tin secret_rose.jpg này ra lập tức sẽ mở rose.jpg mà bạn dùng để nguỵ trang.

Để truy xuất vào dữ liệu bên trong tập tin nén secret.rar cũ, bạn chỉ việc đơn giản đổi tên secret_rose.jpg thành secret_rose.rar, lập tức tập tin “bí mật” của bạn sẽ được mở.

Thủ thuật với các lệnh trong dos


hôm nay tôi xin hướng dẫn cho các bạn một thủ thuật nhỏ này .

bạn biết đó nhiều khi trong máy tính của mình có rất nhiều tài liệu quan trọng mà bạn ko muốn ai đó động đến tài liệu đó thì bạn có thể làm theo cách này.đó là sử dụng lệnh dos để giấu ổ.Rất thú vị đó
câu lệnh dos trong việc giấu một ổ đĩa:
cmd-->tại dấu nhắc bạn viết lệnh diskpart
Tên :  12.JPG
Xem : 1347
Kích cở :  39.5 KB
sau đó tại dòng lênh: "diskpart"
ban viết tiếp lệnh :"list volume "-dùng để liệt kê danh sách các ổ
giả sử bây giờ bạn muốn giẩu ổ d thì bạn dùng tiếp lệnh sau "select volume 1"-lệnh này được sử dụng để tham chiếu đến ổ đó
.khi đã lựa chọn được ổ đĩa ta sử dụng tiếp lệnh:"remove letter d"-lệnh này dùng để làm ẩn ổ d đi
nếu bạn muốn khôi phục lại thì bạn dùng lệnh sau :"assign letter d"
.Đối với các ổ còn lại thì bạn cũng thực hiện tương tự như vây.
Nhưng lưu ý bạn ko thể làm ẩn ổ C được nhá.
.Còn đây là một số câu lênh dos khác được sử dụng trong mạng.
-lệnh ping (kiểm tra tốc độ mạng): bạn ping đến tên miên dns
ví du: ping 203.162.0.11 -t
-kiểm tra dữ liệu truyền và kết nối trong mạng lan có tốt không thì bạn có thể sử dụng lếnh sau:
chú ý là bạn phải biết đia chỉ moderm trong mạng lan của bạn:
ví dụ moderm của nhà tôi là:192.168.1.254
thì bạn : ping 192.168.1.254 -t
NGoài ra bạn sử dụng lệnh ping sẽ biểt được địa chỉ của trang web
bạn ping trực tiếp đến ngay trang web đó:
ví dụ : ping www.sinhvienit.net
.Để biết được phiên bản win như service pack 1 hay service pack 2 thì bạn có thể sử dụng lệnh sau:
wmic os
lênh này sẽ liệt kê tên của máy(computer name) và phiên bản win 
còn rất nhiều thủ thuật khác.hôm nào rảnh tôi sẽ post lên nhiều hơn.
Nguồn: SinhVienIT

Lệnh cơ bản trong LAN


NET là lệnh nội trú của Windows 2000, XP nên anh em không cần phải đi tìm nó ở đâu hết, cứ gõ là chạy. Chức năng của lệnh này được phân ra theo một số nhóm sau: 

1. Managing Services: Quản lý dịch vụ 

NET - START, STOP, PAUSE, CONTINUE 


2. Managing File Shares and Printer Shares: Kiểm sóat, chia xẻ tài nguyên 

NET - SHARE, VIEW, USE, FILE, SESSIONS 


3. Managing Network Print jobs and Network Time: Kiểm sóat tác vụ in ấn và thời gian vào mạng 

NET - TIME, PRINT 


4. Managing Security: Kiểm sóat bảo mật hệ thống 

NET - ACCOUNTS, USER, GROUP, LOCALGROUP 


5. Network Messaging: Giao dịch nhắn tin trong mạng 

NET - NAME, SEND 


6. Managing Network configuration: Quản lý cấu hình của mạng 

NET - COMPUTER, CONFIG_WORKSTATION, CONFIG_SERVER, STATISTICS_WORKSTATION, STATISTICS_SERVER 


Bây giờ tôi xin đi vắn tắt một số lệnh của NET theo từng nhóm. 


1. Managing service: 


Cú pháp của lệnh như sau: 


NET START [service] 

NET STOP [service] 

NET PAUSE [service] 

NET CONTINUE [service] 


Trong đó [service] chính là từ khóa hiển thị trong phần service của Control Panel 


Bốn lệnh START, STOP, PAUSE và CONTINUE tương ứng với KHỞI ĐỘNG, DỪNG, TẠM NGỪNG, TIẾP TỤC cái service mà 


anh em sẽ chỉ định cho nó thực thi. Để biết tên của các service đang chạy, anh em gõ vào dòng lệnh: 


NET START 


Lệnh này liệt kê tên đầy đủ của các service đang chạy. Muốn dừng chúng thì phải gõ NET STOP [service] với tên service viết gọn giống như trong Control Panel. Ví dụ anh em đang dùng Norton Antivirus, rủi có chép một trình nào đó như Brutus chẳng hạn thì nó cứ nhảy ra và la lên là cái file đó có trojan bên trong. Thế là nó không cho anh em chép vào máy của mình. Bây giờ gõ lệnh sau: 


NET STOP navapsvc 


Màn hình sẽ hiện ra 


The Norton AntiVirus Auto Protect Service service is stopping. 

The Norton AntiVirus Auto Protect Service service was stopped successfully. 


Bây giờ anh em ngó xuống cái icon của NAV phía dưới System Tray thì thấy nó bị gạch chéo (disabled) rồi. Đó là do mình tắt bằng NET STOP. 


2. Managing File Shares and Printer Shares: Kiểm sóat, chia xẻ tài nguyên 

Lệnh NET này đi kèm một số tham số sau: SHARE, VIEW, USE, FILE, SESSIONS 


SHARE - hiển thị những chia xẻ trên máy, ví dụ 


Share name Resource Remark 


----------------------------------------------------------- 

IPC$ Remote IPC 

D$ D:\ Default share 

F$ F:\ Default share 

ADMIN$ E:\WINDOWS Remote Admin 

C$ C:\ Default share 

E$ E:\ Default share 

The command completed successfully. 


Các share có dấu $ là chia xẻ tài nguyên ở mức hệ thống cho admin, thường gọi là share ẩn. 


VIEW - hiển thị tất cả các máy trong cùng domain hoặc workgroup 


Server Name Remark 


----------------------------------------- 


\\CPQ25981604619 DTLong 

\\DEFAULT-EBGQAMU 

\\FERRARI Formula 1 

\\JITH 

\\JOE-VT6094JJ9 

\\KACE 

\\KENGCOM KengCOM 

\\LOTUS 

The command completed successfully. 


Bây giờ ta bàn cách chiến đấu một số máy để tìm tài nguyên. Lệnh Net View cho phép xem tài nguyên chia xẻ của các máy cùng subnet. Cú pháp câu lệnh như sau: 


NET VIEW [tên máy] 


Ví dụ: NET VIEW \\KACE 


Nếu máy này có chia xẻ tài nguyên, màn hình sẽ hiện ra tên của các share directory, lúc này ta chỉ việc phát lệnh sử dụng tài nguyên đó mà thôi. 


Để chiếm dụng tài nguyên chia xẻ, anh em có thể dùng My Network Places / Network Neighborhood để truy nhập vào, ở đây ta dùng lệnh NET USE thay cho việc dùng My Network Places 


NET USE * \\tên máy\tên share 

hoặc 

NET USE xxx.xxx.xxx.xxx 


Trong đó tên máy là tên hiện ra qua lệnh NET VIEW. Trường hợp sử dụng IP của máy trong NET USE, anh em phải gõ IP vào. 


Để biết IP của máy nạn nhân, có thể PING vào tên của máy. Ví dụ 


PING LOTUS 

Pinging lotus [202.129.41.106] with 32 bytes of data: 


Reply from 202.129.41.106: bytes=32 time<1ms TTL=128 

Reply from 202.129.41.106: bytes=32 time<1ms TTL=128 

Reply from 202.129.41.106: bytes=32 time<1ms TTL=128 

Reply from 202.129.41.106: bytes=32 time<1ms TTL=128 


Ping statistics for 202.129.41.106: 

Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0 (0% loss), 

Approximate round trip times in milli-seconds: 

Minimum = 0ms, Maximum = 0ms, Average = 0ms 


Như vậy, máy LOTUS có địa chỉ IP là 202.129.41.106 


Trong lệnh NET USE, dấu * có nghĩa là lấy tên một ổ đĩa bất kỳ (từ A-Z) rồi ánh xạ share đó vào ổ đĩa tùy chọn ấy. Nếu trên LOTUS có share một thư mục là SharedDocs thì lúc này lệnh NET USE dùng như sau: 


NET USE * \\LOTUS\SharedDocs 


hoặc 


NET USE * \\202.129.41.106\SharedDocs 


Sau khi thành công, SharedDocs biến thành ổ đĩa Z (chẳng hạn) trên máy của anh em. 


Có thể chiếm dụng sâu hơn vào trong tài nguyên ẩn của máy. Lệnh gõ như sau: 


NET USE * \\202.129.41.106\C$ 


Nếu lệnh này thành công, ổ C của máy nạn nhân sẽ "bay" về máy anh em như một ổ đĩa của mình vậy. Dùng như trên máy mình và cũng có thể xóa lung tung như nó là của mình vậy. Tương tự, phỏng đoán máy nạn nhân có thể có vài ổ đĩa như D, E, F, anh em có thể thử lệnh trên với D$, E$, F$, G$ tới khi nào nó báo lỗi thì tức là ổ đĩa đó không có trên máy của nạn nhân. 


Thường thì các share ẩn này share cho account admin nên khi mình gõ lệnh đó nó sẽ hỏi Username và Password. Nếu đoán được Username (ví dụ: LOTUS) thì gõ vào rồi cũng đóan luôn mật khẩu nhé (hơi khó đấy), bằng không thì anh em nhập Administrator vào cho Username, còn để password là rỗng (sau khi nhập Username thì gõ ENTER tiếp cho phần mật khẩu). Nếu may mắn tiếp thì có thể thóat qua được. Trường hợp này là do admin máy đó sơ sẩy không đổi password mặc định của Windows sau khi cài hệ điều hành. Và như vậy anh em có thể ung dung chiếm tài nguyên của nạn nhân rồi. Anh em sẽ đi du lịch trong máy nạn nhân, chép bất cứ cái gì anh em thích như là đang trên máy mình vậy. Tuy nhiên cơ hội thành công là rất thấp. Vì thế, lệnh NET USE này thường chỉ phát huy tác dụng cao với các máy có share tài nguyên cho mọi người (ví dụ như SharedDocs). 


Lưu ý, có một mẹo nhỏ. Nếu anh em chiếm được quyền admin với account Administrator và password rỗng rồi thì anh em có thể dùng con Hyena tạo ra một account cho mình trên máy nạn nhân, đề phòng trong tương lai chúng cài service pack thì NET USE hết đường làm ăn. Lúc đó có con account kia rồi dễ bề tung hoành hơn. 


Mấy lệnh trên là những lệnh chính thường dùng. Các lệnh còn lại xin anh em tham khảo thêm trên mạng nhé. Chúng đơn giản nói ra sợ anh em mất thời gian đọc. 


Đoạn cuối của phần này xin được giới thiệu cùng anh em các câu lệnh về máy in và kiểm sóat thời gian. 


3. Managing Network Print jobs and Network Time: 

TIME, PRINT 


Lệnh NET TIME cho biết thời gian của đồng hồ trên máy mạng. Câu lệnh là: 


NET TIME \\tên máy 


Ví dụ: NET TIME \\LOTUS 


Lệnh này có nhiều biến thể khác, anh em chịu khó tham khảo. Tôi giới thiệu thêm về lệnh đồng bộ hóa đồng hồ máy mình với máy chủ trên mạng, cú pháp như sau: 


NET TIME \\servername /SET /YES 


Trong đó servername là tên của máy chủ 


Lệnh NET PRINT có cú pháp như sau: NET PRINT \\ComputerName\ShareName 


Hiển thị tác vụ hiện thời trên máy in, giống như việc xem xét thông qua Printer Manager xem có những tài liệu nào đang được máy in đó in ra. 


ComputerName là tên máy chủ có share máy in 

ShareName là tên share của máy in đó. 


Để tạm ngưng (PAUSE) một lệnh in, có thể dùng lệnh sau 


NET PRINT [\\ComputerName] job# /HOLD 


ComputerName là tên máy có share printer còn job# tương đương số thứ tự của tài liệu in trên danh sách các tài liệu đang được in (1,2,3,4...)

Để tiếp tục in sau khi lệnh HOLD được thi hành, gõ vào lệnh
 

NET PRINT [\\ComputerName] job# /RELEASE 

Để xóa, delete một lệnh in, ví dụ trong trường hợp in nhầm một văn bản lớn, anh em có thể gõ lệnh 

NET PRINT [\\ComputerName] job# /DELETE